Low-code website (nền tảng website mã thấp) và no-code website (nền tảng website không mã) đang là xu hướng thiết kế website hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa phát triển website bằng cách này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn chưa hiểu về chúng. Hãy cùng Mice Marketing tìm hiểu dưới đây nhé!
Đến năm 2030, thị trường nền tảng phát triển no code/ low code toàn cầu dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 187 tỷ đô la. Nó sẽ chiếm hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng vào năm 2024.
Sự kết hợp giữa no code/ low code và đổi mới thông thường dự kiến sẽ được 75% doanh nghiệp áp dụng.
Thị trường no code/ low code toàn cầu dự kiến đạt tổng trị giá 13,8 tỷ đô la vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,7% từ năm 2020 đến năm 2027.
Nội dung
Low-code (mã thấp) và no-code (không mã) là gì?
Low-code và no-code là các thuật ngữ trong phát triển phần mềm và ứng dụng. Mục tiêu của các nền tảng này là giúp các lập trình viên phát triển phần mềm dễ dàng như sử dụng word hay powerpoint.
No-code
No-code được hiểu là “lập trình không cần viết code”, là những nền tảng cho phép người dùng có thể tạo website và ứng dụng di động mà không cần viết code. Với nền tảng này, bạn chỉ cần dùng thao tác kéo – thả các thành phần, chức năng có sẵn của ứng dụng và sửa chữa chúng đơn giản như sử dụng powerpoint.
Các giải pháp mà no-code tích hợp trong công cụ tương tự như nền tảng blog phổ biến và trang thương mại điện tử có các trang được tạo sẵn, bạn chỉ cần chỉnh sửa và xuất bản ngay lập tức website của doanh nghiệp mình trong vài phút.
Low-code
Tương tự như các nền tảng no-code, các nền tảng low-code là cách thiết kế và phát triển website hay ứng dụng phần mềm nhanh với số lượng code tối thiểu. Người dùng có thể kéo thả các thành phần được tạo dựng sẵn để tạo ra website bạn mong muốn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa low-code và no-code là nền tảng low-code thường linh hoạt hơn. Nó cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các thành phần sẵn có bằng một số mã lập trình nếu muốn. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi người dùng phải có một số kiến thức lập trình nhất định.
Những ưu điểm của low-code và no-code
Giảm thời gian
Cả 2 nền tảng no-code và low-code đều giúp doanh nghiệp phát triển website hay các ứng dụng một cách nhanh chóng. Rút ngắn rất nhiều thời gian so với viết code mới.
- Với các nền tảng no-code bạn thường không cần trải qua giai đoạn thử nghiệm vì giai đoạn này đã được test và tối ưu. Sản phẩm của bạn sẽ gần như không gặp vấn đề nào về mã. Do đó bạn có thể đưa sản phẩm ra thị trường ngay lập tức.
- Tương tự với các nền tảng low-code. Bạn cũng sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian cho các công đoạn thực hiện và kiểm tra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Giảm chi phí
Một trong những ưu điểm vượt trội của các nền tảng này là bạn có thể giảm bớt rất nhiều chi phí. Khoản lớn nhất bạn có thể nghĩ đến là chi phí dành cho ít nhất 1 lập trình viên có kinh nghiệm để viết phần mềm hoặc website. Thay vào đó, bạn chỉ cần tùy chỉnh và sử dụng như đang sử dụng Powerpoint vậy.
Tăng chất lượng
Các nền tảng no-code và low-code uy tín đều cung cấp những module được viết bởi những lập trình viên hàng đầu. Và nó cũng được thử nghiệm trên rất nhiều website khác nhau trước khi tung ra thị trường. Do đó, chất lượng “mã” website của bạn sẽ cao hơn rất nhiều so với phương pháp làm thủ công. Hoặc bạn sẽ phải bỏ ra một ngân sách khổng lồ để thuê một đội ngũ coder chuyên nghiệp để làm công việc tương tự. Đây là ưu điểm mà bạn không bao giờ có được nếu lựa chọn phương án thuê lập trình viên để “code-tay”.
Ổn định
Ưu điểm thứ 4 của low-code và no-code là đảm bảo tính ổn định của website. Nếu như bạn lập trình một trang web thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian để website đi vào ổn định, tệ hơn là các lỗi này bắt đầu phát sinh sau một thời gian dài sử dụng. Đây là lý do các công ty lớn thường có một đội ngũ IT thường trực để duy trì và cập nhật website.
Điều này sẽ đơn giản hơn rất nhiều với các nền tảng no-code và low-code tốt. Đầu tiên là các nhà cung cấp này sẽ luôn ưu tiên phát hành những sản phẩm ổn định, và bạn chỉ việc sử dụng nó mà không cần lo lắng điều gì. Thứ hai, khi bạn phát hiện một lỗi nào đó trên website của bạn. Thông thường nó bạn sẽ tìm thấy cách giải quyết đơn giản nhất trên cộng đồng người sử dụng. Hoặc bạn chỉ cần báo cho nhà cung cấp và đợi bản cập nhật tiếp theo.
Dễ dàng cập nhật
Với nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường, website hoặc ứng dụng cũng cần thay đổi để đáp ứng người dùng. Với các website “code tay” bạn sẽ cần một lập trình viên để thay đổi bất cứ điều gì trên website cho dù nó trông có vẻ đơn giản, như thay đổi màu của chữ chẳng hạn.
Với no-code hay low-code thì thậm chí bạn cũng có thể thay đổi bất cứ thứ gì bạn muốn mà không cần sự can thiệp của lập trình viên. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể tự tay cập nhật nền tảng của mình bằng cách không thể đơn giản hơn: nhấn “update”.
Bảo mật tốt
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng các nền tảng như low-code, no-code sẽ mang lại độ bảo mật cao hơn cho website của mình.
- Đầu tiên là website của bạn được tạo nên bởi những đoạn mã rất tốt, được viết bởi các lập trình viên hàng đầu.
- Thứ hai, nếu có bất kỳ lỗ hổng nào thì nó thường được nhà cung cấp nền tảng phát hiện và chỉnh sửa cho những bản cập nhật tiếp theo. Và bạn cũng được thừa hưởng những cập nhật này cho website của mình.
Nhược điểm của low-code và no-code
Bên cạnh những ưu điểm bên trên, các nền tảng low-code và no-code cũng có một số nhược điểm nhất định.
- Đầu tiên, một số nhà thiết kế cho rằng low-code và no-code làm giảm khả năng sáng tạo. Nghĩa là với các module sẵn có, thông thường họ sẽ bị giới hạn sự sáng tạo. Kết quả là sản phẩm thường có sự tương đồng.
- Thứ hai, khi sử dụng các nền tảng này, bạn không sở hữu mã nguồn của website của bạn. Nghĩa là website của bạn phụ thuộc vào nhà cung cấp nền tảng đó. Đây cũng là lý do bạn cần cân nhắc và lựa chọn những nền tảng uy tín và tin cậy cho website của mình để đảm bảo website của bạn có thể hoạt động ổn định.
- Thứ ba, các nền tảng này thường cung cấp một số lượng module nhất định cho đa số người dùng. Đa số chứ không phải tất cả. Điều này nghĩa là nó sẽ không thể đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của riêng bạn (nếu có).
- Thứ tư, chi phí thuê nền tảng. Các nền tảng này thường cung cấp các gói tính phí sử dụng định kỳ (theo tháng, theo năm) hoặc bán các gói chức năng cộng thêm. Do đó, nếu bạn muốn trực tiếp mua các nền tảng này thì bạn cũng cần tính toán khoản chi phí định kỳ vào ngân sách của mình.
Ứng dụng low-code và no-code vào thiết kế website
Với hàng loạt những ưu điểm trên, rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng nền tảng low-code và no-code vào thiết kế website của mình. Nhiều nhất chắc chắn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cùng với xu hướng đó, rất nhiều nền tảng thiết kế website low-code, no-code nổi lên như: Divi Theme, Elementor, Wix. Cả ba nền tảng này đều được đánh giá rất cao về tính năng, bảo mật và độ ổn định. Trong đó Divi Theme được thống kê là nền tảng tăng trưởng nhanh và phổ biến nhất hiện nay. Mice Marketing cũng sử dụng Divi Theme cho các gói thiết kế website của mình. Để dễ hình dung, thay vì website của bạn được lập trình 100% bởi các lập trình viên của công ty X, thì 90% – 100% website của bạn được lập trình bởi những lập trình viên hàng đầu thế giới của Divi. Do đó, các website này thường không phát sinh các lỗi nghiêm trọng liên quan đến code. Điều này giúp website hoạt động ổn định hơn, bảo mật hơn.
Có thể nói low-code và no-code là tương lai của việc thiết kế website. Các công cụ của chúng ngày càng đa dạng, chất lượng và tiện lợi cho người dùng. Nếu bạn đang có ý định thiết kế website bằng 1 trong 2 nền tảng này hãy liên hệ Mice Marketing để được tư vấn miễn phí và thiết kế một trang web xịn sò cho doanh nghiệp mình nhé.