Ra đời vào năm 2010, Instagram đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tương tác với khán giả. Đồng thời Instagram còn giúp họ kể câu chuyện của doanh nghiệp thông qua sức mạnh của hình ảnh. Instagram là một mạng xã hội lớn phát triển thịnh vượng vào năm 2014, hiện đã trở thành ngôi nhà chung của hơn 1 tỷ người dùng. Các thương hiệu hàng đầu đã nhanh chóng nhận ra những món quà tiềm năng trên Instagram. Tuy nhiên, trong khi một số thương hiệu đã hoàn toàn phát triển mạnh trên nền tảng này, nhiều thương hiệu vẫn đang phải vất vả để có thể thu hút lượng khán giả. Điều này có thể đến từ một số sai lầm nhỏ và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược. Dưới đây là danh sách 08 sai lầm mà các thương hiệu mắc phải khi thực hiện chiến dịch marketing trên nền tảng mạng xã hội Instagram.
Nội dung
1. Không dành thời gian để hoạch định chiến lược cho Instagram:
Instagram là một ứng dụng cung cấp cho các doanh nghiệp phương tiện để kể những câu chuyện của họ. Thông qua hình ảnh, video clip, video trực tiếp hay Story, và với tất cả các tính năng trên của ứng dụng, thương hiệu có thể tạo nội dung cho mọi bài đăng có thể sau đó hy vọng rằng nó hấp dẫn.
Khi được sử dụng một cách chiến lược, Instagram rất lý tưởng để giới thiệu:
– Các sản phẩm trong các tình huống thực tế.
– Hình ảnh quá trình hoàn thành một sản phẩm (ví dụ như quá trình chế tạo một chiếc xe, tạo một kỷ lục mới, công thức món ăn và cách mà món ăn đó từ nguyên liệu biến hoá thành sản phẩm), hoặc thậm chí
– Trả lời các câu hỏi thường gặp thông qua các video clip ngắn hoặc Instagram Live…
Khả năng phát triển trên Instagram gần như là vô tận. Giống như bất kỳ hình thức digital marketing nào khác, bạn cần xác định mục tiêu sớm và tạo chiến lược để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Cho dù bạn đang sử dụng Instagram để nâng cao nhận thức về thương hiệu, giới thiệu dòng sản phẩm mới hay thêm yếu tố con người vào thương hiệu của mình, thì mỗi phần nội dung mà bạn đăng tải trên nền tảng cần phải mang giá trị trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu.
2. Tập trung vào giá trị sản xuất hơn là giá trị khán giả:
Để thành công trên Instagram, bạn không cần đầu tư một chiếc máy ảnh đẹp hoặc một studio lớn. Theo Giám đốc Truyền thông Xã hội của HubSpot, Kelly Hendrickson: “Chất lượng nằm trong một video không chỉ là thiết bị video mà bạn sử dụng để quay phim hoặc phần mềm thiết kế mà bạn sử dụng. Chất lượng là nội dung mà bạn cung cấp có giá trị“.
Khi bạn không tập trung vào việc tạo ra nội dung mà khán giả của bạn yêu thích hoặc đánh giá cao, có thể lượt thích, chia sẻ hoặc theo dõi của bạn sẽ bị giảm xuống.
Hãy cùng suy nghĩ về cách hoạt động của Instagram. Khi sử dụng ứng dụng, người dùng thường cuộn qua một cột ảnh, lướt nhanh qua ảnh và lướt qua chú thích, và chỉ dừng lại khi có điều gì đó thu hút sự quan tâm của họ. Hoặc nếu không, họ sẽ khám phá các nội dung khác cho đến khi tìm thấy thông tin nổi bật.
Càng tập trung vào chất lượng và giá trị của nội dung mà bạn đăng tải trên Instagram, thì người dùng càng có xu hướng chậm lại, dừng lại và tương tác với tài khoản và nội dung của bạn. Hendrickson khuyên bạn nên tự hỏi bản thân: “Khán giả có thể nhận được gì từ tài khoản Instagram của thương hiệu mà họ không thể nhận được ở bất kỳ nơi nào khác? Bạn đang cải thiện trải nghiệm của họ trên nền tảng này như thế nào? Bạn xác định được điều gì với họ?“
3. Không xác định tần suất đăng bài phù hợp:
Khi mà một số nghiên cứu của thập kỷ trước cho rằng đăng bài thường xuyên mỗi ngày sẽ tạo ra nhiều tương tác, nghiên cứu gần đây nhất đã loại bỏ lý thuyết rằng bạn phải đăng càng nhiều càng tốt để thành công trên nền tảng Instagram.
Là một phần trong chiến lược Instagram, tần suất bài đăng nên được nghiên cứu và giải quyết. Thế nhưng, bạn cần phải suy xét đến nhiều thứ hơn là tương tác. Ví dụ như: nếu đăng nhiều không mang lại cho bạn mức độ tương tác cao, nhưng vẫn mất thời gian so với chiến lược truyền thông xã hội tổng thể của bạn, bạn có thể sẽ muốn đăng ít hơn. Mặt khác, nếu bạn là một công ty lớn có đủ nguồn lực để đăng nội dung hấp dẫn hơn mỗi ngày, đó có thể là một chiến thuật bạn nên tiếp tục.
Cuối cùng, bạn sẽ muốn tìm kiếm một phương tiện có thể cân bằng được giữa số lượng và chất lượng mà không phải hy sinh một cái nào. Nếu xác định rằng mình có thể đăng nội dung chất lượng 15 lần mỗi ngày, thì điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lịch đăng bài tương tự và xoay vòng nếu số lượng tương tác của bạn thay đổi.
4. Mua người theo dõi hoặc mua lượt tương tác:
Nếu bạn đang cân nhắc việc mua lượt theo dõi hoặc tương tác, hãy dừng lại. Trong nhiều năm nay, mạng xã hội Instagram đã truy quét các tài khoản giả mạo và spam, đồng thời triệt tiêu một lượng lớn những tài khoản này.
Hendrickson tiết lộ: “Bất kể là mạng xã hội nào, các chương trình duyệt của các công ty truyền thông xã hội có thể phát hiện ra các tài khoản giả một cách nhanh chóng. Và khán giả cũng vậy.”
Hendrickson giải thích: “Tài khoản có lượng người theo dõi được mua nhiều sẽ không đáp ứng được mục tiêu của thương hiệu bạn là trở thành tài khoản Instagram thuộc top đầu. Trên thực tế, điều đó có thể gây hại cho thương hiệu. Những người theo dõi mà bạn mua có giúp khán giả chân chính xây dựng mối quan hệ với thương hiệu của bạn không? Có khiến họ tìm kiếm giá trị thương hiệu của bạn? Có khiến họ tin tưởng bạn không? Cuối cùng, tất cả những giao dịch mua này đều khiến khán giả của bạn hỏi tại sao lượt thích trên một bài đăng lại thấp như vậy khi bạn có quá nhiều người theo dõi”.
Vì vậy, hãy tập trung vào sự tương tác thực sự, giống như các tài khoản của các thương hiệu đang làm đúng được nêu trong bài viết này.
5. Tập trung vào việc thu hút người theo dõi mới nhưng lại không giữ chân khán giả cũ:
Instagram đang có một lượng lớn người dùng tương tác và tiêu thụ các nội dung đến từ thương hiệu một cách ấn tượng. Có thể thấy mạng xã hội vẫn đang tiếp tục mang đến cho các thương hiệu những cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, số lượng người tương tác mà bạn có trong hôm nay không thể nói trước được liệu vẫn còn được nguyên vẹn vào ngày mai hay không. Cách bạn tương tác và tận dụng lượt theo dõi trên Instagram của mình có thể tạo nên sự thành công hay thất bại trên mạng xã hội.
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tạo ra sự hiện diện thành công trên Instagram đến từ khán giả của bạn. Instagram là nền tảng hoàn hảo để quảng bá nội dung do người dùng tạo (user-generated content) nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác.
Bạn có thể xây dựng mối quan hệ thực sự với khán giả bằng cách tổ chức một cuộc thi ảnh hoặc khuyến khích người dùng sử dụng hashtag có tên thương hiệu của mình.
Hãy trao cho những người theo dõi bạn cơ hội để truyền bá thông điệp, chia sẻ nội dung của bạn, sử dụng thẻ hashtag và đóng vai trò là người ủng hộ thương hiệu của bạn.
6. Khuyến mãi quá mức:
Các bài đăng quảng cáo với những lời kêu gọi mua hàng “giảm giá”, “tiết kiệm”, “giao hàng miễn phí” một cách quá mức và thường xuyên sẽ có khả năng gây khó chịu cho người xem. Các thương hiệu thành công trên Instagram thường là những thương hiệu truyền tải thông điệp mạnh mẽ và ý nghĩa, thể hiện văn hóa một cách trực quan, chia sẻ ảnh và video chất lượng cũng như tương tác với khán giả của họ.
Ngoài ra, hãy lưu ý về việc Facebook đang giảm đáng kể phạm vi tiếp cận các bài đăng quảng cáo không trả tiền trên nền tảng của họ.
7. Sử dụng hashtag quá mức cần thiết:
Tương tự như các mạng xã hội khác, hashtag đóng vai trò quan trọng trong quá trình khám phá trên Instagram. Mặc dù các thương hiệu ít nổi tiếng hoặc các thương hiệu có số lượng người theo dõi thấp có thể sử dụng các hashtag phổ biến có liên quan để tối ưu hóa bài đăng của họ, thế nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể khiến thương hiệu của bạn trông như một tài khoản spam.
Trước đây, đã có một nghiên cứu cho rằng các thương hiệu nên sử dụng 11 hoặc nhiều hơn trong số 30 hashtag được phân bổ của Instagram cho mỗi bài đăng, tuy nhiên hiện nay, Sprout Social cho rằng sử dụng càng ít càng tốt. Theo công ty phần mềm truyền thông xã hội, sử dụng 2 đến 5 hashtag có liên quan trong một bài đăng có thể mang lại nhiều tương tác hơn nếu sử dụng 10 thẻ trở lên. Về mức độ liên quan, các thương hiệu cũng nên tránh lạm dụng các hashtag để tăng khả năng hiển thị.
8. Không sử dụng Instagram trong chiến lược tiếp thị:
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc liệu có nên sử dụng Instagram trong chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của mình hay không, thì bạn không đơn độc.
Bất chấp tất cả các cơ hội mà Instagram cung cấp, các marketers thông minh vẫn sẽ tiếp cận bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội mới nào một cách thận trọng. Họ sẽ tự hỏi bản thân những câu hỏi như “Liệu tôi có đủ thời gian để quản lý một mạng xã hội khác?“, “Có nên tham gia Instagram khi mà doanh nghiệp hoặc dịch vụ của tôi không phần hình ảnh thân thiện với người xem?” hoặc “Tôi không biết mình có đủ nguồn lực để tạo ra ảnh và video chất lượng hay không?“
Sự thật là, những câu hỏi trên hoàn toàn đáng để hỏi – đặc biệt nếu thương hiệu của bạn có ngân sách hoặc đội ngũ quản lý truyền thông xã hội hạn chế. Tuy nhiên, bạn không nên để những nỗi sợ hãi này cản trở chiến lược xã hội của mình quá nhiều, đặc biệt đối với một nền tảng xã hội đã có mặt lâu đời và thành công như Instagram.
Là mạng xã hội phát triển nhanh nhất cũng như là một trong những mạng xã hội có số lượng người dùng tương tác nhiều nhất, thật khó mà bỏ qua những giá trị mà Instagram mang lại.
Như đã đề cập ở trên, trong vòng chưa đầy sáu năm, nền tảng đã phát triển lên con số khổng lồ 1 tỷ người dùng, đồng thời lưu trữ hàng triệu doanh nghiệp cũng như influencer hoạt động và tuyên truyền đến khán giả nhận thức về sản phẩm. Có thể nói rằng Instagram rất đáng được xem xét để sử dụng trong năm 2020.
Phước Tính / Mice Marketing
Theo Hubspot