10 CÔNG VIỆC MARKETER LÀM MỖI NGÀY

Với sự phát triển xã hội như hiện nay, đặc biệt là trong mảng Marketing thì yêu cầu về chuyên môn cũng như nhiệm vụ của những Marketer liên tục được đẩy lên cao hơn. Nhưng thực tế, một Marketer cho dù mới bắt đầu hay là gạo cội thì tối thiểu cũng phải thành thạo và tiếp cận với những công việc sau mỗi ngày. 

10 cong viec marketer lam moi ngay

Nội dung

1. Đề ra mục tiêu cụ thể

Hầu hết các marketers chuyên nghiệp và thông minh đều có mục đích và đặt ra cho mình những mục tiêu phát triển nhất định. Khi bạn có dự định rõ ràng là marketing làm gì sẽ giúp dễ dàng thành công hơn. Đôi khi thành công của bạn chính là việc hình thành được dữ liệu khách hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, có được khoản doanh thu mong đợi. 

2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing

Trong ngành marketing hiện đại, bạn hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động ra sao? Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ sắp tổ chức triển khai theo hướng nào và chính xác thì họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?

3. Xác định đúng đối tượng khách hàng

Là một marketer, việc xác định rõ ràng đối tượng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng. Để làm được điều này, chúng ta có thể tự mình thiết kế ra mô hình mẫu marketing cũng như chân dung khách hàng tiềm năng. *Xác định đúng những khách hàng tiềm năng

Cách thức tiếp cận để xác định đặc điểm tính cách của bạn phải được áp dụng đồng bộ trong tất cả các hoạt động của bộ phận marketing, từ bản copy và bản thiết kế website đến bài post facebook bạn vừa lên lịch.

4. Viết content

Cụ thể, là bạn cần biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketer không khỏi bối rối. Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng. 

5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Bạn nên bắt đầu việc gây dựng mối quan hệ với khách hàng từ giây phút khách hàng lần đầu tìm đến thương hiệu của mình trên Internet. Marketers nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua emails automated. Họ gửi đi 1 loạt email, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng.

6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng

Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá. Giả sử người dùng phản hồi về những vấn đề họ gặp phải với thương hiệu của bạn trên Youtube, nếu sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi ấy, bạn mới có thể nhận định và giúp họ giải quyết tốt hơn. 

Theo dõi ý kiến của cộng đồng về thương hiệu và ngành nghề của bạn. Với các câu hỏi của người dùng trên các trang mạng xã hội, nếu có thể giải đáp tận tình, bạn mới có cơ hội gia tăng lượng người theo dõi cũng như trở thành nguồn tìm kiếm uy tín với họ. Tuy việc duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian và không quá quan trọng nhưng ít ra nó phản ánh thương hiệu của bạn. Và mọi người sẽ dành nhiều sự chú ý hơn khi bạn đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. 

7. Phân khúc khách hàng hiệu quả

Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu có vẻ nhỉnh hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau. Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau. Và vai trò của marketing thực sự quan trọng trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.

8. Thử nghiệm

Trong quá trình tìm hiểu về marketing như tôi thấy thì đây là một trong các hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Bạn có thể làm 1 số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là bạn sẽ phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.

9. Đo lường và phân tích

Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác. Ngoài ra, còn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là số lượng trang đã trình chiếu, emails đã được thông qua, bài content được tải xuống và cả các tương tác, sự kiện diễn ra trên mạng xã hội.

Marketer theo dõi các số liệu mỗi ngày để đặt ra mục tiêu hiệu quả. Sau khi đã đo lường xong, bạn tiến hành phân tích “tại sao chúng ta không đạt được những mục tiêu đã đặt ra?”, “Tại sao chúng ta hoàn thành mục tiêu trọn vẹn?”, “Tại sao trang nào đó lại hoạt động tốt như vậy?”. Cho đến khi bạn tìm ra câu trả lời để tiếp tục duy trì điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu tốt hơn.

10. Sáng tạo

Yêu cầu hàng đầu với marketers là sáng tạo nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng cách thiết thực. Thế giới marketing muôn màu với hàng ngàn hình thức, xu hướng đa dạng. 

MICE MARKETING tổng hợp

Phước Tính Phạm